I. KỸ THUẬT TRỒNG
1./ Điều kiện sinh lý của cây Sapoche:
+ Cây sapoche là cây ưa thích khí hậu nóng ẩm, có thể trồng được ở nhiều loại đất thích hợp nhất đất thịt nhẹ, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng.
+ Nhiệt độ xuống dưới 15 – 17oC thì cây không có khả năng ra hoa.
+ Cây sinh trưởng và phát triển tốt có nhiệt độ từ 23 – 34oC.
2./ Giống trồng:
+ Cây giống có thể được trồng bằng hạt hoặc phương pháp chiết, ghép cành, cây con đồng nhất và có đặc điểm hoàn toàn giống với cây mẹ. Các nhà vườn nên chọn những giống cây vô tính để đạt được tỷ lệ đồng đều cao. Cây giống đạt tiêu chuẩn đem ra vườn trồng khi chiều cao cây từ 50 – 60cm, cây khỏe mạnh và sạch sâu bệnh.
3./ Khoảng cách trồng:
+ Cây Sapoche phát triển cành nhánh rộng, do đó lưu ý khoảng cách hàng cách hàng từ 7 – 10m, cây cách cây 6 – 8m.
4./ Chuẩn bị hố trồng:
+ Cần tiến hành dọn sạch tàn dư nông nghiệp, làm sạch cỏ dại và cày bừa đất thật kỹ để hạn chế sâu bệnh hại.
+ Kích thước hố: Đất tốt thì 60 x 60 x 60cm hoặc 80 x 80 x 80cm. Sau đó cho 0,5 – 1kg vôi vào hố để xử lý một số côn trùng và nấm bệnh trong đất.
+ Bón lót: Cần tiến hành bón lót hố trồng ít nhất 30 ngày trở lên, mỗi hố bón với liều lượng 10 – 20kg phân chuồng hoai + 40-50g TRICHODERMA + 0.5kg rong biển + với 2kg phân NPK tổng hợp. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
5./ Cách trồng:
+ Tiến hành trồng cây vào những ngày trời râm mát hoặc trồng vào buổi chiều, tưới nước ẩm cho hố trước khi trồng. Dùng dao sắc xé bầu cây một cách nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên bầu làm vỡ bầu, sau đó đặt cây vào vị trí giữa hố, lấp đất đến ngang cổ rễ và ấn chặt xung quanh. Tưới nước thật đẫm sau khi trồng.
II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC
1./ Chăm sóc định kỳ:
– Tưới nước: Mùa khô cần cung cấp nước đầy đủ cho cây qua hệ thống tưới, mùa mưa nên hạn chế ngập úng bằng cách đào mương thoát nước nếu cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn ra hoa, hình thành quả không được để cây bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa, quả trên cây.
– Làm sạch cỏ dại: Cần nhổ sạch cỏ dại trong vườn để hạn chế nơi trú ngụ cho các loại sâu, bệnh hại.
– Tủ gốc: Che phủ gốc đối với những vùng khô hạn là thực sự cần thiết, tiến hành che phủ gốc bằng rơm rạ, cây phân xanh để hạn chế cỏ dại và giúp giữ ẩm tốt cho cây.
– Xới đất: Một năm nên xới gốc 2 – 3 lần cùng với bón phân. Xới phá váng xung quanh gốc sau những trận mưa to và xới toàn bộ diện tích vườn 1 lần/năm.
2./ Bón phân:
Cây Sapoche có tuổi thọ lên tới 20 năm, tuy nhiên độ tuổi cho thu hoạch tốt nhất khoảng từ 7 – 10 năm. Vì vậy chúng ta bón phân theo quy trình sau:
Giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm)
Năm 1: 0.1-0.2kg NPK (20-20-15+TE) mỗi tháng bón 2 lần. Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm Thần Dược Kích Rễ, pha 1 lít với 800 -1000 lít nước tưới đều quanh đường kính tán cây, giúp cây cứng cáp, khoẻ mạnh, bộ rễ phát triển nhanh.
Năm 2: bón 1kg NPK (20-20-15+TE) chia làm 4 lần bón. Bà con có thể sử dụng sản phẩm Thần Dược Kích Rễ, pha 1 lít với 800 -1000 lít nước, giúp cây cứng cáp, khoẻ mạnh và bộ rễ phát triển nhanh. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng sản phẩm NPK (30-10-10 + TE) giúp cây có bộ lá xum xuê, khoẻ mạnh, hạn chế tình trạng vàng lá, xoăn lá và cháy lá..
Năm 3: bón 1.5kg NPK (20-20-15+TE), lượng phân trên được chia làm 3 – 4 lần bón. Các lần bón cách nhau từ 2 – 4 tháng. Khi cây còn nhỏ hòa phân vào nước để tưới cho cây.
Giai đoạn kinh doanh
Căn cứ vào loại đất trồng và tình hình sinh trưởng phát triển của cây mà lượng phân bón cho cây từ năm thứ 5 trở đi giao động trong khoảng như sau:
– Bón gốc: 40-50kg phân chuồng + 50 – 100g TRICHODERMA +1kg Thần Dược Dưỡng Bông – Đậu Trái pha với 400 lít nước giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dưỡng hoa và trái phát triển mập mạp.
– Xử lý ra hoa: sau khi ngưng tưới nước 20 ngày, tiến hành tưới 0.2kg KNO3 + 0.3kg Thioure + 0.3kg Lân 86 pha với 200 lít nước tiến hành tưới đẫm 3 ngày tạo mầm 1 lần, khi nhú mầm hoa cần bón phân bón có chứa hàm lượng Bo cao để dưỡng hoa và hạn chế rụng hoa, rụng trái non.
+ Sau khi cây bắt đầu hình thành trái: phun 250ml Canxi Bo + 250ml Bo USA pha cho bình 200 lít nước để hạn chế tình trạng rụng hoa, giúp dai cuống hoa, tăng khả năng thụ phấn, ngoài ra cần tưới gốc NPK (16-16-16) để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức trong quá trình nuôi trái.
+ Trái đã lớn: tiến hành bón sản phẩm Thần Dược Nuôi Trái – Dưỡng Cây để giúp trái xum xuê, trái to tròn đều, đẹp, lượng phân trên cho 1 cây. Khi cây đã ra nhiều quả cần bổ xung thêm phân chuồng với lượng 20 – 50kg/cây.
3./ Tỉa cành, tạo tán:
+ Cây Sapoche có bộ tán lá dày, các tán phân rải đều về các phía nên việc cắt tỉa không cần phải thực hiện nhiều lần.Tỉa bỏ những cành mọc trong thân, cành tăm, cành bị sâu bệnh tấn công nặng, …
+ Sau mỗi đợt thu hoạch, lại tiến hành cắt bỏ những cành hết khả năng mang quả, cành ốm yếu, sâu bệnh, … để cây phát triển tốt chuẩn bị cho mùa quả năm sau.
III. THU HOẠCH QUẢ
Thời gian thu hoạch quả từ 8 – 10 tháng kể từ khi cây ra hoa. Qủa đủ tiêu chuẩn thu hoạch khi có vỏ nhẵn, lớp phấn nâu xám nứt và bong ra, quả chuyển màu từ xanh sang xanh vàng, cuống quả không có hoặc có ít mủ chảy ra khi hái. Nếu bảo quản ở nhiệt độ 30 độ C có thể để được 5 ngày, còn từ dưới 25 độ C sẽ bảo quản được lâu hơn.
IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
1./ Các loại sâu gây hại chính
a) Sâu đục trái:
Triệu chứng gây hại: Sâu bắt đầu đục phá lúc trái đạt 1cm đến sắp thu hoạch. Sâu phá từ lúc trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, gây thiệt hại trầm trọng, có thể làm rụng trái 30% và giảm phẩm chất trái 60%.
Biện pháp phòng trừ:
– Hái tiêu huỷ tất cả các trái bị sâu mùa trước còn sót lại, tránh lây lan cho mùa sau.
– Dùng 1 trong các loại thuốc có tính lưu dẫn sau: Cyhalothrin, Cyper Alpha…
b) Bọ đục cành:
Triệu chứng gây hại: Bù xè đục thành đường dưới vỏ và đục vào trong gỗ thân chính, hoặc các cành lớn làm cho cành gãy khi có gió mạnh. Cành cây bị chảy mủ từng đoạn và phần gỗ trắng đổ ra rơi trên mặt đất
Biện pháp phòng trừ:
– Tìm đường đục trên cây rồi dùng bông gòn tẩm thuốc trừ sâu có hoạt chất (Cyhalothrin, Diazinon…) nhét vào rồi bơm nước cho thuốc thấm vào để diệt.
– Tránh gây thương tích trên thân và cành tạo đường xâm nhập cho bù xè.
c) Ruồi đục trái:
Triệu chứng gây hại: Khi trái chín, ruồi đẻ trứng và dòi đục vào ăn bên trong trái, làm trái thối, gây thiệt hại rất lớn.
Biện pháp phòng trừ:
– Dùng chất dẫn dụ Metyleugenol trộn với thuốc sát trùng hoặc dùng hoạt chất 2-Methyl eugenol để diệt ruồi.
d) Rệp sáp và rầy mềm:
Triệu chứng gây hại: Tấn công đọt non, lá và trái, làm giảm phẩm chất của trái.
Biện pháp phòng trừ:
Đây là đối tượng khó phòng trừ nên phun xịt định kỳ 5-7 ngày, các loại thuốc có hoạt chất như: Etofenprox, Fenvalerate, Cyhalothrin để phòng trị rệp sáp và rầy mềm.
2./ Một số bệnh hại chính
a) Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia versicolor Speg):
Triệu chứng gây hại:
Trên lá có nhiều đốm bệnh, lúc đầu nhỏ, có màu nâu đỏ. Đốm bệnh lớn dần có hình tròn, đường kính 1-3 mm, có tâm xám trắng viền màu nâu sậm hay nâu đỏ. Nấm bệnh sẽ hình thành ổ nấm là những vết đen, nhỏ bằng đầu kim ở tâm đốm bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
Phun các loại hoạt chất như Copper zine, Copper B, Zineb hay Benomyl
b) Bệnh thán thư (do nấm Glomerella cingulata)
Triệu chứng:
Trên cả 2 mặt lá có các đốm bất dạng, màu vàng. Đốm bệnh sau đó biến sang màu xám trắng hay nâu nhạt và tạo nhiều ổ nấm đen trên đó. Nhiễm nặng, lá sẽ bị vàng.
Biện pháp phòng trừ:
Phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng hoạt chất Zineb.
c) Bệnh đốm lá (do nấm Phaeophleosporaindica Chim)
Triệu chứng:
Trên lá có nhiều đốm tròn, nhỏ màu đỏ hay nâu đỏ, tâm màu xám trắng. Lá bệnh bị rụng sớm. Do lá bị rụng nhiều nên năng suất giảm.
Biện pháp phòng trừ:
Phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng hoạt chất như: Zineb hay Copper – Zinc
d) Bệnh đốm rong (do Cephaleuros virescens)
Triệu chứng:
Lá có các đốm tròn đường kính khoảng 0,5-1 cm; màu nâu trên có rêu phủ màu rỉ sắt như lớp nhung. Mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt.
Biện pháp phòng trừ:
Phun bằng các loại thuốc gốc đồng như: Bordeaur, Copper – Zinc.
e) Bệnh cháy bìa lá (do nấm Fusicoccum sapoticola Chim Rao)
Triệu chứng:
Dọc theo bìa lá có các vết bất dạng, nhỏ, màu nâu. Sau đó các nhóm liên kết làm lá cháy từng mảng bất dạng.
Biện pháp phòng trừ: Phun các hoạt chất như: Zineb, Mancozeb, Benomyl.